Hiển thị các bài đăng có nhãn Chè Tam Đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chè Tam Đường. Hiển thị tất cả bài đăng

CHÈ TAM ĐƯỜNG - TINH HOA VÙNG CAO TÂY BẮC

Được ví như "vàng xanh" của vùng cao Tây Bắc, chè Tam Đường đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn đồng bào dân tộc với những loại chè sạch, chất lượng, được thực khách trong và ngoài nước yêu thích.

Chè Tam Đường được trồng tại Tam Đường, Lai Châu - vùng chè quý với đặc trưng ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, diện tích 300ha nằm dưới đỉnh Hoàng Liên Sơn, khí hậu thổ nhưỡng ưu đãi cho ra những búp chè gửi gắm hương trời - lộc đất nơi vùng núi cao Tây Bắc.





Theo bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển chè Tam Đường, công ty là đơn vị tiên phong đưa giống chè Kim Tuyên của Đài Loan về trồng tại vùng đất Tam Đường - Lai Châu. Đồng thời, công ty chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, quy trình sản xuất chè sạch nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt của những thị trường nhập khẩu chè khó tính như Đài Loan, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan…
Tại thị trường trong nước, những nhãn hiệu chè trứ danh của công ty được nhiều người ưa thích nhưOlongKim TuyênSenchaMatcha, Đông Phương Mỹ Nhân... với chất lượng tốt đã khẳng định thương hiệu chè sạch vùng cao trên bản đồ chè Việt Nam.
Bên cạnh đó, công ty còn nghiên cứu, sản xuất chế biến thành công sản phẩm chè Matcha của huyện Tam Đường nói chung và Việt Nam nói riêng. Sản phẩm này bắt nguồn từ Nhật Bản, được công ty sản xuất đúng theo quy trình kỹ thuật, công nghệ cao dưới sự cố vấn và giám sát chặt chẽ của chuyên gia hàng đầu Nhật Bản. Đây là đồ uống bổ dưỡng cho sức khỏe và có công dụng làm đẹp cho phụ nữ.
Ngoài việc phát triển thương hiệu một cách bài bản, theo đuổi những giá trị cốt lõi hướng đến sức khỏe người tiêu dùng, bà Nguyễn Thị Loan luôn tâm niệm "thương hiệu bền vững phải gắn với vùng sản xuất, phát triển cộng đồng, nâng cao được cuộc sống của người dân bản địa".
Đến nay, công ty đã tạo điều kiện cho gần 2.000 hộ dân tộc vùng cao có việc làm. Từ việc trồng chè, thu nhập của đồng bào được nâng lên, nhiều gia đình thu được 60-120 triệu đồng một năm. Những ngày cận Tết, bà con dân tộc vẫn mải miết thu hoạch những búp chè cuối vụ trong tiếng cười nói rộn ràng và hy vọng về một cái Tết ấm no, hạnh phúc nhờ những búp chè sạch, chất lượng.