Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ thuật trà việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ thuật trà việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Đẳng cấp trà đạo Nhật Bản


Nhằm quảng bá về nghệ thuật trà đạo, chiều 21/5, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức “Buổi biểu diễn và thực hành trà đạo Nhật Bản” ở Hà Nội.
Đẳng cấp trà đạo Nhật Bản

Đẳng cấp trà đạo Nhật Bản


  • Nghệ thuật trà đạo ẩn chứa nhiều nét đặc sắc về văn hóa đất nước mặt trời mọc. Do vậy, buổi biểu diễn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam hiểu rõ hơn về những phong cách tinh tế của con người Nhật Bản.

Tại buổi biểu diễn, các chuyên gia trà đạo giới thiệu cách pha trà Matcha, trong tiếng Nhật gọi là Ryurei (thuộc trường phái pha trà Urasenke - một trong ba trường phái pha trà lớn nhất ở Nhật Bản). Đây là cách pha trà ngồi, người pha trà không ngồi xuống chiếu để pha như cách pha truyền thống mà ngồi vào ghế và sử dụng bàn.

  • Công đoạn pha trà đạo đặc biệt thể hiện rõ sự tỷ mỷ, khéo léo. Tất cả bộ dụng cụ pha trà đều cần phải thật sạch, trước khi sử dụng chén trà cần phải được rửa bằng nước nóng và lau khô, dụng cụ lấy trà, bình trà cũng được lau sạch bằng khăn mềm. 

Để pha trà, đầu tiên những người phụ nữa cho bột matcha vào chén, sau đó cho nước nóng vào và dùng chasen (một loại chổi đánh trà) đánh liên tục đến khi bề mặt nổi bông là hoàn thành.

  • Cách pha trà Ryurei khác biệt khá rõ so với cách pha trà truyền thống.

Theo đại diện của Ban tổ chức, trước đây, trà đạo được làm trong phòng trà gồm khoảng 3 chiếu, mời được một hoặc hai vị khách, với khoảng cách gần gũi nhau để mọi người có dịp chia sẻ. Hiện nay, cách pha trà này càng có nhiều người tham dự, với không gian mở hơn, khoảng cách giữa người pha trà và người thưởng trà cũng xa hơn.

  • Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng hơn 40 trường phái trà đạo và có tới 90% số người biểu diễn trà đạo hiện nay là phụ nữ.

Chia sẻ sau buổi biểu diễn, cô Iseri Chiharu - một người Nhật đã ở Việt Nam hơn 3 năm và đã có hơn 20 lần tổ chức biểu diễn trà đạo đồng thời mở lớp dạy trà đạo cho hay: “Mọi lần chúng tôi biểu diễn theo kiểu truyền thống, hôm nay chúng tôi phá cách hiện đại hơn, thể hiện lòng hiếu khách của mình, tùy vào đối phương mà chúng tôi thay đổi phong cách trà đạo của mình. Thông qua buổi biểu diễn này tôi mong rằng những người bạn Việt Nam sẽ cảm thấy Nhật Bản gần gũi hơn, hai nước Nhật Bản và Việt Nam sẽ ngày càng gắn bó hơn.”

  • Bạn sinh viên Nguyễn Thanh Tâm (đến từ Nam Định) tâm sự sau buổi biểu diễn: “Nước trà Nhật Bản có vị rất đặc biệt và khá hấp dẫn. Lúc đầu tôi thấy hơi đắng đắng, thơm thơm, nhưng khi trôi xuống họng thì có vị thanh mát, đọng lại rất lâu. Trước khi uống trà, mọi người được mời ăn bánh và loại bánh này cũng khá ngọt, nên sau đó khi uống trà nó trung hòa bớt vị đắng của trà.”
trà đạo nhật bản


Nghệ thuật trà đạo ra đời trong tầng lớp quý tộc Nhật Bản từ thế kỷ 16, sau đó được phổ biến dần tới người dân Nhật Bản, rồi lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới./.
Sưu tầm.

Matcha trong trong đời sống

Matcha trong trong đời sống


matcha trong đời sống


  •  Đất nước  Nhật Bản có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản, ngoài tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony, Toyota, Honda, Toshiba... người ta còn phải kể đến bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo), ikebana (nghệ thuật cắm hoa). Trong đó trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật mà vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay.Tuy nhiên, cùng sự phát triển trong kinh tế cũng như trong đời sống, sự biến tấu của mạt trà , người ta ngày càng sáng tạo ra rất nhiều loại đồ uống từ bột trà xanh matcha để phục vụ nhiều đối tượng trong xã hội.

Sau thế vận hội mùa hè Olympic 1964, các hiệu cà phê mọc lên như nấm. Số người Nhật uống cà phê dần dần lấn át số người uống trà truyền thống. Thị phần của trà Nhật nói chung và matcha nói riêng dần dần bị thu hẹp, có nguy cơ biến mất. Cái khó ló cái khôn. Trước tình cảnh đó, người chủ đời thứ năm của phòng trà Hayashiya, được thành lập từ năm 1794 tại Kyoto, đã nảy ra sáng kiến độc đáo. Vào năm 1965 ông mở hiệu Kyo-Hayashiya, nơi người ta có thể ngồi uống matcha như uống cà phê theo phong cách phương Tây, bỏ qua mọi nghi thức truyền thống rắc rối. Đặc biệt Kyo-Hayashiya không chỉ bán matcha mà còn bán các đồ ăn rất phong phú như các loại bánh ngọt, kem, chè, v.v. làm từ matcha và các loại trà khác của Nhật. Sáng kiến này đã khiến Kyo-Hayashiya trở nên nổi tiếng và thường xuyên đông khách. Kyo-Hayashiya hiện có 15 chi nhánh tại Tokyo, Yokohama và Kyoto.

  • Du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, matcha đã trở thành một trào lưu ẩm thực của giới trẻ bởi những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe: từ trẻ em, thanh niên, chị em văn phòng, đến những người già…. Nhờ có sự biến tấu của matcha người ta không chỉ sử dụng nó như là thưởng thức một loại thực phẩm chức năng.

Internet

Trà đạo matcha, một nghệ thuật cầu kỳ Nhật Bản

 Tại sao lại gọi là nghệ thuật, bởi, nghệ thuật Trà Đạo không phải là một đích đến, không chỉ dừng lại ở hương vị cốc trà được pha ngon dở, mà nó là cả một quá trình. Với sự áp dụng những triết lý từ đạo Phật, nên nghệ thuật Trà Đạo rất xem trọng sự tỉnh thức, có nghĩa là giữ cho tâm trí luôn luôn có mặt trong từng phút giây ở hiện tại.  Do đó, việc pha một cốc trà từ việc chuẩn bị, cho đến việc pha đều cần có sự tỉ mỉ, chi tiết, đòi hỏi người thực hiện cần kiên trì, tập trung từng chút từng chút.  Tất nhiên, để có thể mô tả chi tiết những tinh túy ẩn chứa những triết lý sau từng hành động nhỏ một của nghệ thuật này thì trong bài viết này sẽ không thể chi tiết hết. Do đó, mình sẽ cố gắng chia sẻ chi tiết nhất có thể để chúng ta có thể hiểu hơn về nghệ thuật này.  Và bây giờ, chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về mặt hình thức cũng như một chút tinh thần trong nghệ thuật pha trà đạo Nhật Bản nhé !  


  • 1. Chuẩn bị  


 Một hộp đựng bột trà xanh Matcha , chuyên dùng để pha trà truyền thống.  Một bình thủy đựng nước sôi để pha trà, thường trong những lễ hội trà truyền thống thì dùng những loại bằng đất sẫm màu,  Một cốc để pha trà, loại có miệng lớn, đường kính đáy và miệng khoảng 7cm - 10 cm, có thể lớn hơn tùy loại.  Một cây để đánh trà và một muỗng lấy bột trà, thường cả 2 dụng cụ này đều được làm rất tinh tế và chi tiết bằng tre.  Một chiếc khăn đã gấp sẵn sạch để vệ sinh bình thủy, và một chiếc khăn để sẵn trong cốc trà để vệ sinh cốc trà. 

  • 2. Pha trà

 Khi bắt đầu pha trà, người pha trà cần chậm rãi, nhẹ nhàng sắp xếp hết những dụng cụ pha trà ra. Sau đó, lấy chiếc khăn gấp lại để lau nhẹ trên nắp hộp đựng bột trà. Sau đó, lại nhẹ nhàng đổi mặt và gấp lại chiếc khăn để lau chiếc muỗng lấy bột trà. Kế đến, người pha trà sẽ lấy nước sôi từ trong bình nước sôi ra bằng muỗng tre, múc một ít nước sôi bỏ vào trong cốc trà và lấy cây chổi đánh trà chasen nhúng vào chậm rãi để vệ sinh. Sau khi đã đảo chiều của chổi chasen trong cốc trà để đảm bảo chổi đã được nhúng hết vào nước sôi, người pha trà sẽ dùng chasen lắc đều tay khuấy trong cốc trà. Rồi từ từ lấy chasen để sang một bên, và đổ hết nước trong cốc ra.  Sau đó, người pha trà sẽ lấy một chiếc khăn dùng riêng để lau khô cốc trà. Sau khi vệ sinh mọi dụng cụ pha trà xong, người pha trà sẽ dùng muỗng múc khoảng 2 muỗng bột trà xanh cho vào cốc. Kế đến, múc một ít nước sôi vừa uống cho vào cốc và dùng chasen đáng tan bột trong cốc với nước sôi vừa chế vào.

Vậy là đã tạm xong một phần pha một cốc trà xanh Matcha theo phong cách trà đạo. Và một điều lưu ý là khi mời khách dùng trà, người pha trà sẽ nâng chiếc cốc lên, đặt trên lòng bàn tay và xoay nhẹ 2 lần. Sau đó mời người dùng để dùng. Người dùng khi nhận chiếc cốc sẽ cúi chào đáp lễ và cũng đặt chiếc cốc trên lòng bàn tay đồng thời cũng xoay nhẹ 2 vòng trước khi bắt đầu thưởng thức cốc trà.
Trên đây là những mô tả về cách chuẩn bị một tách trà theo nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. Tất nhiên, đây là cả một nghệ thuật với nhiều chi tiết nhỏ mà người thực hiện cần thực hiện đúng theo thứ tự theo một cách chậm rãi, tỉ mỉ, cẩn thận, do đó, trong giới hạn về sự hiểu biết của mình và bài viết, những gì mình chia sẻ trên đây chỉ một phần mô tả lại những kỹ thuật trong nghệ thuật pha trà đạo Nhật Bản này.  Dưới đây là một video về nghệ thuật trà đạo truyền thống Chado Nhật Bản. Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về nghệ thuật trà đạo độc đáo này nhé 
Nguồn: uji-matcha

Cách chế biến bột trà xanh matcha làm các món ăn uống

Cách chế biến bột trà xanh matcha làm các món ăn uống

Làm sao để bột macha tan đều

Để làm cho bột matcha tan đều, các bạn nên làm theo cách sau đây của Matcha Shop:
  • Đầu tiên, cách đơn giản nhất là dùng chổi Chasen.Nhưng cách này chỉ dùng được đối với cá nhân, nhu cầu sử dụng 1 lần không nhiều, đối với các bạn làm quán khi nhiều khách sẽ pha chế không kịp.
  • Cách đơn giản hơn, là các bạn cho lượng bột trà xanh matcha cần pha vào 1 bình đựng nước có nắp kín, bình Lock and Lock hoặc bất kì loại bình có nắp đậy kín. Thêm 1 chút nước (50-100ml) và đậy kín nắp, lắc đều 1-2 phút là bột sẽ tan hết, sau đó các bạn có thể thoải mái pha chế theo công thức mà mình thích.
  • Còn các bạn Bartender, các bạn chỉ cần cho bột matcha trà xanh vào bình Shake chuyên dụng, lắc đều 30s là bột trà sẽ tan hết, việc pha chế sẽ rất nhanh gọn và tiện lợi.

2. Pha chế Matcha Mật Ong

Nguyên liệu gồm: 
  • ½ muỗng cà phê bột matcha nguyên chất (2-3g).
  • 1 – 3 muỗng cà phê mật ong.
Cách pha chế: 
  • Pha với 50ml nước lạnh hoặc nóng 80oC, khuấy đều cho đến khi sủi bọt tăm.
  • Cho 1 đến 3 muỗng cà phê mật ong (tùy theo khẩu vị) – khuấy đều.
  • Có thể bỏ thêm lát chanh và 1 chút nước chanh nếu thích.
  • Nếu uống nóng, pha thêm 100ml nước nóng rồi thưởng thức. Còn nếu bạn uống lạnh, cho đá vào bình lắc, lắc đều, cho ra ly và thưởng thức.
matcha mật ong

3. Matcha Latte (Matcha Sữa Lắc)

Nguyên liệu gồm: 
  • ½ muỗng cà phê bột matcha nguyên chất (2-3g).
  • 100ml sữa tươi thanh trùng không đường.
Cách pha chế: 
  • Pha 60ml nước nóng 80oC, khuấy đều cho đến khi sủi bọt tăm ( khuấy bằng chổi chasen hoặc bình lắc chuyên nghiệp), có thể dùng nước lạnh.
  • Cho thêm đường hoặc nước đường ( tùy theo khẩu vị), khuấy đều cho tan hết đường.
  • Cho đá sẵn vào ly (70-80% ly).
  • Rót từ từ 100ml sữa tươi thanh trùng không đường vào ly matcha và thưởng thức vị béo của sữa thanh trùng và vị thơm tự nhiên của trà matcha.
chè matcha
Lưu ý: 
  • Để làm matcha latte nóng, bạn đun 100-150ml sữa tươi thanh trùng và dùng dụng cụ đánh trứng hoặc khuấy sữa, đánh mạnh tay để tạo lớp bọt sữa dày. Rót bọt sữa lên bề mặt ly matcha và rắc thêm 1 ít bột matcha lên bề mặt để trang trí.
  • Để làm matcha sữa lắc, bạn cho đá, matcha đã đánh tan, sữa và nước đường vào bình lắc, lắc đều và cho ra ly thưởng thức.
  • Định mức tối đa là 160ml, tăng sữa giảm nước hoặc ngược lại tùy theo khẩu vị (ví dụ 60ml nước thì 100ml sữa), trường hợp khách muốn uống nóng có thể thêm nước hoặc sữa để tăng thể tích.

4. Matcha đá xay – Matcha Smoothie

Nguyên liệu gồm: 
  • ½ muỗng cà phê bột matcha nguyên chất (2-3g).
  • 1-2 muỗng cà phê sữa đặc.
  • 80ml sữa tươi thanh trùng.
  • ½ cốc đá hoặc nhiều hơn tùy vào thể tích cốc đựng cho khách.
  • 1-2 muỗng nước đường (tùy theo khẩu vị).
Cách pha chế: 
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay đều và rót ra ly.
  • Trang trí lên mặt ly bằng một ít bột matcha cho hấp dẫn.
chè matcha

5. Sinh tố matcha

Nguyên liệu gồm:
  • ½ muỗng cà phê bột matcha nguyên chất (2-3g).
  • Trái cây tươi: xoài, dâu, chuối hoặc các loại trái cây khác.
  • ½ cốc đá bi hoặc nhiều hơn.
  • 1-2 muỗng cà phê nước đường hoặc tùy khẩu vị.
  • 1-2 muỗng cà phê sữa đặc (nếu thích).
Cách pha chế: 
  • Cho các hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay mịn và rót ra ly.

6. Matcha Sữa chua (Yaourt Matcha)

Nguyên liệu gồm:
  • Cho ½ muỗng cà phê bột trà matcha nguyên chất (2-3g).
  • ½ hũ sữa chua không đường.
  • 1-2 muỗng mật ong hoặc nước đường.
  • ½ cốc đá bi.
Cách pha chế: 
  • Cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay mịn hỗn hợp, cho ra ly và thưởng thức.




Nguồn : sưu tầm.

NGHỆ THUẬT PHA TRÀ VIỆT - KHI NGHỆ THUẬT THĂNG HOA

  Cách pha trà việt nam


 -Giống như các lọai nước giải khát khác, trà ngon hay dở tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Có người thích loại trà Bắc pha thật đặc, uống vào chát sít cổ họng. Người khác lại chuộng trà Nam lá to, cánh dày, được sao tẩm với các lọai hoa như hoa lài, hoa sen, hoa ngâu… Có người lại thích uống Trà Thái, bởi Trà Thái có một hương vị rất đặc biệt, khi mới uống thì cảm giác hơi đắng nơi đầu lưỡi, nhưng sau đó thì vị ngọt khó tả. Khi pha, nước rất đẹp và được nước. Pha đến lần thứ 3, thứ 4, màu nước vẫn sánh.
Giống như các lọai nước giải khát khác, trà ngon hay dở tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Có người thích loại trà Bắc pha thật đặc, uống vào chát sít cổ họng. Người khác lại chuộng trà Nam lá to, cánh dày, được sao tẩm với các lọai hoa như hoa lài, hoa sen, hoa ngâu… Có người lại thích uống Trà Thái, bởi Trà Thái có một hương vị rất đặc biệt, khi mới uống thì cảm giác hơi đắng nơi đầu lưỡi, nhưng sau đó thì vị ngọt khó tả. Khi pha, nước rất đẹp và được nước. Pha đến lần thứ 3, thứ 4, màu nước vẫn sánh.
Cũng là trà Thái nhưng nhiều người thích để "mộc”, kẻ lại chuộng lọai ướp hương v.v… Ngày xưa, các xứ sở trà có lọai trà "móc câu” nổi tiếng với "một tôm hai lá” : Người ta chỉ hái búp đầu (tôm) và 2 lá gần kề. Khi sao, lá trà quăn lại thành hình móc câu. Lọai trà này thơm mùi đặc trưng, đẹp nước. Khi uống, mới đầu thấy chát nhưng vị ngọt đọng trong cổ rất lâu. Chỉ một chén trà đủ làm cả người bừng bừng sảng khóai.
Khi có trà ngon, phải biết cách pha thì mới được nước ngon. Làm thế nào để được nước trà ngon ? Theo những người sành trà, cần phải chú ý các yếu tố sau :

matcha trà xanh


  • Ấm và chén
Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Người ta dùng nhiều lọai ấm, chén với những tên gọi và phân lọai cầu kỳ như "thứ nhất Thế Đức gan gà / thứ nhì Lưu Bội / thứ ba Mạnh Thần". Nhiều quán còn quy định màu sắc cho ấm pha trà. Ví dụ như muốn thưởng thức trà thật ngon thì màu ấm phải là màu gan trâu, gan gà, chu sa… Hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: trái lê, trái cau, trái hồng, trái nhót…
Trong khi đó, các cụ ở nông thôn thì vẫn chuộng ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu. Hoặc ở thành phố, có khi người ta pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inox có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà. Ở phía Nam người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng. Đơn giản vậy mà cũng đâu có kém ngon.

  • Nước dùng để pha Trà
Tốt nhất là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Ngày xưa, những nhà giàu có thường cho người đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết. Ở thành phố thì phải dùng nước máy. Nước máy phải để một thời gian cho bay hết mùi hoá chất khử trùng. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước qua các bình lọc nước. Khi đun nước dùng bếp than hoặc bếp ga để tránh các mùi lạ thấm vào nước như mùi khói, mùi dầu hỏa… Trà thơm quí đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

  • Pha Trà
Trước khi pha phải rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, không nên dùng thìa kim lọai. Lần đầu rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, coi như "rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.
Lại nữa, không phải trà nào cũng dùng nước thật sôi. Các cụ sành trà rất khắt khe với nhiệt độ nước. Ví dụ lọai trà mộc thì nước sủi tăm là được (khoảng 80°C), nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn. Các lọai trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi… Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm "cháy”, khiến trà trở nên chát.

  • Rót Trà
Nên tính xem bao nhiêu người uống thì ước lượng số nước sôi cần rót. Thông thường, nhà sản xuất đã tính sẵn số nước trong ấm vừa đủ cho số chén đi kèm trong bộ ấm chén. Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.
Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Cả cách rót trà cũng là một nghệ thuật cần phải học. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngoài. Rót sao cho tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười… Đó chính là nghệ thuật rót trà…
Nguồn: Internet